Cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp trực tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm của cơ khí chế tạo rất rộng, từ các vật dụng hàng ngày, các thiết bị linh kiện điện, điện tử cho đến các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lưu thông hàng hóa, vật tư.
Học ngành cơ khí chế tạo ra thì làm gì
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Cơ Khí Chế Tạo từ các trường đại học thì các sinh viên sẽ làm việc tại các nơi như nhà máy sản xuất, phòng kỹ thuật, hay vận hành các loại máy móc,...
theo học cơ khí chế tạo thì được học những gì
Sinh viên theo học ngành cơ khí chế tạo sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chế tạo các sản phẩm thiết bị chi tiết và máy móc để hỗ trợ cho các ngành nghề khác và đời sống con người.
Cùng với đó thì các sinh viên còn được học về kỹ năng tổ chức trong quá trình gia công và làm việc, kỹ năng quản lý và điều hành quá trình thi công và sản xuất, bảo quản và bảo dưỡng các loại máy móc, vận hành thiết bị,...
Ngoài ra thì các bạn cũng được học thêm về kỹ năng thông tin, phân tích cách yêu cầu, giới hạn của mục tiêu thiết kế,...qua các điều kiện rằng buộc để có thể đáp ứng được đủ các yêu cầu của một kiến trúc sư sau khi ra trường.
Mức lương của ngành cơ khí chế tạo
Ngành cơ khí chế tạo hiện đang có mức lương vô cùng cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào công việc và vị trí chuyên môn mà bạn sẽ có mức lương dao động từ khoảng 9 ~ 15 triệu.
Vậy bên trên là các thông tin chi tiết về ngành cơ khí chế tạo mà Cơ Khí Trọng Tín gửi đến các khách hàng của chúng tôi. Cản ơn các bạn đã theo dõi và đọc hết bài viết này của chúng tôi nhé.
– Thời gian học lý thuyết: 344 giờ;
– Thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1531 giờ.
Cơ khí chế tạo trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề sử dụng các loại máy công cụ vạn năng và điều khiển theo chương trình số như: tiện, phay, bào, mài, doa … để chế tạo các chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy, gia công và dịch vụ cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Cơ khí chế tạo chủ yếu làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí, chi tiết máy,…. trong môi trường công nghiệp. Vì vậy, người hành nghề phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Gia công trên máy tiện, phay vạn năng;
– Gia công trên máy tiện, phay CNC;
– Lắp đặt và bảo trì máy công cụ.
Một số hình ảnh về hoạt động giảng dạy:
Địa chỉ: Tầng 1 khu A Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc
Điện thoại: 0383511451 Email:
Khoa Cơ khí chế tạo được thành lập từ năm 1998, là 01 trong 06 khoa chuyên ngành trực thuộc Trường Cao đẳng KTCN Việt Nam- Hàn Quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động kỹ thuật ngành Cơ khí cho địa phương, khu vực miền trung và toàn quốc; Đội ngũ giảng viên của khoa có 21 người, trong đó:
Hình ảnh tập thể giảng viên khoa Cơ khí chế tạo
– Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch đào tạo hàng năm của trường; – Đào tạo cho 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật. Kiểm tra, thi nâng bậc thợ cho lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất. – Tổ chức việc thực hiện biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học khi được phân công: tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; – Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ; – Quản lý giảng viên, nhân viên thuộc đơn vị mình; – Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì trang thiết bị dạy và học; – Thực hiện chế độ báo cáo kết quả đào tạo, giáo dục định kỳ cho nhà trường theo quy định. III. Lưu lượng: 350-400 học sinh – sinh viên IV. Giải quyết việc làm sau đào tạo Học sinh- sinh viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề, tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Hiện nay đã có trên 95% hssv sau khi tốt nghiệp có việc làm trong và ngoài nước với thu nhập ổn định.
V. Cơ sở vật chất và hoạt động dạy – học Hiện nay, khoa có 12 xưởng, phòng thực hành trong đó bao gồm: 02 xưởng Tiện (36 máy); 02 xưởng Phay (10 máy); 02 Phòng CNC (10 máy); 01 xưởng Mài – Xọc – Cưa (8 máy); 02 xưởng nguội; 01 phòng thí nghiệm kiểm tra sức bền vật liệu (5 máy); 01 phòng máy tính (24 máy).
Hình 3. Phòng thực hành công nghệ cao CNC
Hình 4. Xưởng thực hành Mài, Xọc
Hình 5. Xưởng thực hành nguội và cưa máy
Hình 6. Phòng thí nghiệm kéo nén và thực hành máy tính
a/ Kiến thức chung: – Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. – Có kiến thức cơ bản về pháp luật. – Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ đại học sau này. b/ Kiến thức bổ trợ: – Có kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. – Có khả năng đọc và phân tích được bản vẽ chi tiết gia công, bản vẽ lắp. – Có kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất công nghiệp, các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế giữa các công đoạn trong hệ thống sản xuất liên quan đến thiết bị gia công cơ khí. – Có kiến thức cơ bản về các cơ cấu, khí nén thủy lực,… – Có kiến thức về kỹ thuật CAD/CAM/CNC – Có kiến thức về quy trình công nghệ gia công cơ và biết áp dụng được các quy trình công nghệ gia công tiên tiến. – Có kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất. – Có kiến thức cơ bản về bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị công nghệ và các dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí. – Có trình độ tin học văn phòng. Sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành AutoCAD, Invento, MasterCAM,…đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức kỹ thuật CAD/CAM/CNC. – Có trình độ tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương. c/ Kỹ năng – Thiết kế và tính toán được các bộ truyền, các cơ cấu máy, cụm máy,… – Thiết kế và tính toán được quy trình công nghệ gia công cơ đạt các yêu cầu về chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật. – Lập trình và vận hành được máy điều khiển theo chương trình số CNC. – Vận hành thành thạo các máy công cụ vạn năng. – Quản lý và chỉ đạo được một số công đoạn của quá trình sản suất, quản lý được các trang thiết bị công nghệ cơ khí cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí. – Chế tạo, lắp ráp máy, vận hành được các thiết bị công nghiệp. – Có thể khai thác, bảo trì, sửa chữa, dây chuyền sản xuất và trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành chế biến thực phẩm, xây dựng, máy nông nghiệp, công nghiệp, … d/ Khả năng sinh viên sau khi ra trường: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể : – Chế tạo, lắp ráp các chi tiết máy và thiết bị cơ khí – Vận hành, sử dụng thành thạo các loại máy công cụ như (Tiện- phay – bào- mài – khoan – khoét – doa trên máy vạn năng và máy CNC) – Tham gia quản lý, điều hành nhóm sản xuất. – Tham gia khai thác, bảo trì, sửa chữa, dây chuyền sản xuất và trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành chế biến thực phẩm, xây dựng, máy nông nghiệp, công nghiệp: dây chuyền sản xuất bánh kẹo, bia rượu, xi măng, mía đường, dược phẩm… VII. Thành tựu đã đạt được Sau 16 năm đào tạo, khoa Cắt gọt kim loại đã đạt được một số thành tích: – Về giảng viên: GV giỏi trường: 100%; GV giỏi Tỉnh: Năm 2003, 2005; 2007, 2009, 2011, 2013; GV giỏi Quốc gia: 2006, 2008, 2012, 2014; – Về học sinh: Đạt hssv giỏi Tỉnh: Giải nhất: năm 2009, 2013; Giải nhì: năm 2011, 2013; Giải 3: năm 2009, 2011, 2015; KK: năm 2009, 2011, 2013, 2015; Đạt hssv giỏi Quốc gia: KK: 2008, 2010, 2012, 2014; Khen thưởng: Tập thể: + Giấy khen của Hiệu trưởng, Sở LĐTB-XH, Sở KHCN: 2000-2015; + Tập thể lao động xuất sắc Tỉnh: năm 2005, 2007, 2010, 2011, 2013, 2014; + Bằng khen Tỉnh: năm 2006, 2008, 2012, 2014; Cá nhân: + Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: từ năm 2000-2015 (mỗi năm 2 -3 GV); + Bằng khen của Tỉnh, Bộ, Thủ tướng Chính Phủ: từ năm 2005-2015; Một số nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp do giảng viên và SV Khoa thực hiện
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm; Danh hiệu cấp bằng: Kỹ sư
- Tên ngành “Kỹ thuật cơ khí” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp. Tên chuyên ngành “Cơ khí chế tạo máy” được ghi trên bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);
- Ngành Kỹ thuật Cơ khí - chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy đào tạo kỹ sư Cơ khí có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, dây chuyền thiết bị sản xuất, gia công cơ khí trong chế tạo máy phục vụ cho công nghiệp cơ khí các ngành công nghiệp dịch vụ khác.
- Sinh viên được học kiến thức và rèn luyện tay nghề để trở thành Kỹ sư Cơ khí Chế tạo máy: thiết kế máy và thiết bị cơ khí; kỹ thuật gia công các sản phẩm cơ khí và chế tạo máy; điều khiển tự động. Với kiến thức và tay nghề được trang bị, sinh viên có thể thực hiện các công việc như thiết kế máy; gia công sản phẩm cơ khí và chế tạo máy; bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy và thiết bị cơ khí; lập trình và vận hành các thiết bị cơ khí hoạt động tự động.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo thiết bị, máy móc và những sản phẩm cơ khí;
- Kỹ sư phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất; quản lý, giám sát sản xuất;
- Kỹ sư lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy và hệ thống thiết bị;
- Cán bộ kỹ thuật quản lý chất lượng về cơ khí;
- Chủ cơ sở gia công, chế tạo sản phẩm cơ khí, kinh doanh máy móc, thiết bị;
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về kỹ thuật cơ khí.
- Các cơ quan Nhà nước, Sở, Ban, Ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
- Các khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp chế tạo máy, nhà máy sản xuất chế biến lương thực - thực phẩm, thức ăn gia súc, xi măng, hóa chất, thuốc trừ sâu.
- Công ty thiết kế, chế tạo, kinh doanh thiết bị, máy móc; gia công chế tạo máy.
- Các trung tâm kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí.
- Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân về cơ khí chế tạo máy.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… đào tạo về kỹ thuật cơ khí.
- Các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia.
- Xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.