Sử dụng mạng xã hội “giăng bẫy” người lao động
Tài khoản Facebook của các đối tượng lừa đảo:
Sau khi người lao động liên hệ qua tin nhắn Facebook với đối tượng trên thì chúng sẽ giới thiệu liên hệ với nick Facebook tên Nguyễn Kim Thanh ở Hà Nội với số điện thoại Việt Nam 0568258888.
Đối tượng Nguyễn Kim Thanh sẽ liên hệ với người lao động báo đã xin chủ nhận chỉ định đơn hàng CNC và yêu cầu người lao động chuyển khoản các khoản tiền cọc như sau:
• Đặt cọc 3.000.000đ hoặc 3.300.000đ để dự tuyển hoặc xác nhận với chủ
• Đặt cọc 15.000.000đ đến 18.000.000đ để giữ đơn
Giấy biên nhận giả mạo Tập đoàn cung ứng Nhân lực Sao Mai
Trong trường hợp người lao động bảo mang tiền mặt, chúng sẽ hướng dẫn vào ngân hàng để nạp tiền tài khoản. Chúng lấy lý do đang đưa học sinh đi khám sức khỏe ở bệnh viện Hồng Ngọc không có ở Văn phòng.
Với thủ đoạn nêu trên chúng đã lừa hàng chục người lao động nhẹ dạ cả tin với số tiền từ 3 triệu đến 30 triệu.
Với hành vi mạo danh Sao Mai lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Đài Loan các đối tượng liên quan có thể bị truy cứu hình sự và bị phạt tù.
Công ty chúng tôi xin thông báo để những ai có nhu cầu đi xuất khẩu lao động cảnh giác và làn tỏa thông tin cho những người thân quen để tránh bị lừa đảo. Chúng tôi đã có công văn báo cáo tới các đơn vị chức năng liên quan để truy tìm thủ phạm xử lý.
Trong trường hợp có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động Đài Loan hãy liên hệ trực tiếp qua các kênh chính thống của công ty chúng tôi
Website: https://saomaihr.vn/ hoặc https://saomaixkld.vn/
Trang Zalo: https://zalo.me/saomaihr0931446688
Trang Facebook: https://www.facebook.com/saomaihrgroup
Trang Line: https://qr-official.line.me/gs/M_059fewqo_GW.png?oat_content=qr
Tiktok: https://www.tiktok.com/@vietnamlink.edu?_t=8nBMLSesPOz&_r=1
Quý khách hàng nên trực tiếp đến trụ sở Công ty tại 18A1 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp, đăng ký và thực hiện các nghiệp vụ liên quan.
Video hướng dẫn quan tâm OA ZALO của SAOMAI HR GROUP
Ngày 6/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã đưa ra khuyến cáo đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tránh bị lừa đảo trên môi trường mạng.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian gần đây đã có nhiều vụ việc phát sinh diễn ra trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra trên môi trường mạng, sử dụng công nghệ, và sự việc này đang có dấu hiệu ra tăng.
Các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com… để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Rumani, Ba Lan, Australia, NewZealand, Philippines, Cộng hòa Liên bang Đức, Hy Lạp…
Sau khi người lao động đăng ký số điện thoại sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác, mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Các doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sử dụng trang thông tin cá nhân (facebook, zalo) có đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này, như hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động.
Khi người lao động chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác.
Người lao động do ở xa, hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến trực tiếp công ty để làm việc, xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, người lao động liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa điểm người lao động đến làm việc, thông tin về Giấy phép, hoặc website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website chính thức mà doanh nghiệp đăng ký với Cục. Ví dụ, halsuco.com.vn/halsuco.vn là website đăng thông tin giả mạo - halsucohanoi.vn là website mà doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đăng ký chính thức với Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Khi có vụ việc liên quan, doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ sẽ phủ nhận sự liên quan đến các website lừa đảo; hoặc các địa điểm mà người lao động đến nộp tiền và làm việc thường không phải các địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; các văn bản chụp được gửi qua mạng đều có thể chỉnh sửa và không có giá trị pháp lý.
Vì vậy, để tránh bị các đối tượng nói trên lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, facebook, zalo… nêu trên.
Đặc biệt, tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động động đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Người lao động cũng có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có Giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.
Người lao động cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phản ảnh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8.249.517 máy lẻ 512 và 513, địa chỉ 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com… để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quôc), Hàn Quốc, Singapore, Rumani, Ba Lan, NewZealand, Philippines, CHLB Đức và Hy Lạp…
Sau khi người lao động đăng ký số điện thoại sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ông Nguyễn Như Tuấn, Phó Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Hiện tượng này đang có dấu hiệu gia tăng. Các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website, trang thông tin cá nhân như: Facebook, zalo để tìm kiếm người lao động đi làm việc ở nước ngoài đăng tải nhiều thông tin liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại nhiều thị trường cũng như địa điểm người lao động làm việc. Thông tin về website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cũng theo ông Nguyễn Như Tuấn, để tạo lòng tin của người lao động, các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này như: Đưa hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động. Khi người lao động chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của Công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác. Khi đến thời hạn không được xuất cảnh, khi người lao động liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc.
“Do người lao động ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng và cũng không đến trực tiếp công ty để xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, mà chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại.” Bởi vậy theo ông Nguyễn Như Tuấn, điều này dẫn đến việc nhiều người lao động bị lừa đảo, thậm chí phải nộp số tiền lớn cho các cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Để tránh bị lừa đảo, ông Nguyễn Như Tuấn khuyến cáo: Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, trang facebook, zalo không chính thống và không giao dịch liên hệ với các tổ chức cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có Giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.
Trong trường hợp người lao động cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phán ảnh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đề nghị liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8249.517 (máy lẻ 512 và 513) đến địa chỉ cơ quan Cục Quản lý lao động ngoài nước là 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.