Tập huấn nghiệp vụ và quán triệt một số văn bản về công tác kiểm tra, giám sát; kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập
Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường biển
Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện Bộ luật Môi trường. Cụ thể: Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm; Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý thích đáng;….Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương trong quá trình xử lý và thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển.
2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng
Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn vẫn là do những tác động đến từ con người, chẳng hạn như: xả rác bừa bãi, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không qua xử lý,....Vậy nên, giải pháp đầu tiên để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển là tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng thông qua các việc làm cụ thể như sau:
- Tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ.
- Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.
- Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa bãi.
3. Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):
Đới bờ được hiểu là vùng nước chuyển tiếp giữa lục địa và biển (bao gồm vùng đất ven biển và vùng nước biển ven bờ). Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế vì sở hữu nhiều tiềm năng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà đới bờ dễ bị xói mòn, ngập lụt và ô nhiễm bởi việc khai thác, sử dụng bừa bãi vùng đất, nguồn nước. Khi đới bờ bị ô nhiễm, chúng sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến vùng nước biển trên diện rộng. Vậy nên, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợp đới bờ, đặc biệt là chú trọng đến việc tính toán các lợi ích ngắn hạn, dài hạn khi sử dụng đới bờ để phát triển kinh tế. Đây là một trong những thách thức mang tính lâu dài. Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao.
4. Xây dựng các khu bảo tồn biển
Xây dựng các khu bảo tồn biển được coi là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng các khu bảo tồn thì chúng ta cần phải thực hiện tốt công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển từ đất liền. Vậy nên, việc chúng ta cần làm chính là:
- Ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển. Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.
- Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển khá hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần tra và tiến kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt.
5. Đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm biển
Bên cạnh với việc đề xuất các giải pháp bảo vệ thì việc khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển cũng rất quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào công tác bảo vệ mà không tính đến chuyện khắc phục các vùng nước biển đang bị ô nhiễm thì tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết về lâu về dài. Và để có thể kịp thời xử lý và cải thiện các vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần phải tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép các số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng diễn biến của chất lượng môi trường biển./.
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM,
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THÀNH TỰU
I. VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là một chuyên ngành của khoa học lịch sử thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN) được thành lập năm 1974 theo chủ trương của Ban Khoa giáo Trung ương Đảng và Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Lúc mới thành lập, Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng để cung cấp giáo viên Lịch sử Đảng cho các trường đại học và cao đẳng, cán bộ nghiên cứu cho các viện, các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng ở Trung ương và địa phương trong cả nước. Từ năm 1990, Bộ môn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng.
Những năm 1974-1979, môn học Lịch sử Đảng ở Khoa Lịch sử chỉ có thầy Kiều Xuân Bá, vốn là cán bộ của Khoa, chuyển công tác lên Vụ Công tác chính trị của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, thầy Lê Mậu Hãn, Chủ nhiệm khoa Lịch sử và thầy Hoàng Bá Sách, Chủ nhiệm Bộ môn đứng lớp. Trợ giảng gồm các cán bộ trẻ vốn là sinh viên của Khoa được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, như các cử nhân Trần Kim Đỉnh, Đặng Hồng Hạnh, Nguyễn Đình Lê, Ngô Đăng Tri.
Sinh viên Bộ môn Lịch sử Đảng các khóa từ 1974 đến 1979 (Khóa 18 đến Khóa 23) đều là đảng viên mà phần lớn là bộ đội chuyển ngành, được đào tạo theo chương trình riêng ngay từ năm thứ nhất. Mỗi lớp là một chi bộ, có khoảng trên dưới 25 đảng viên. Từ năm 1980 (K 24), việc đào tạo được thực hiện theo khung chương trình chung của Khoa Lịch sử trong ba năm đầu, đến năm thứ tư mới tách lớp để học các chuyên đề chuyên ngành Lịch sử Đảng. Trợ giảng được bổ sung thêm các cử nhân Vũ Quang Hiển, Đinh Trung Kiên, Vũ Hồng Phúc, Hoàng Hồng.
Từ năm 1988, theo chủ trương của Nhà trường, các giáo viên của Tổ Lịch sử Đảng thuộc Bộ môn Mác-Lênin trực thuộc Ban Giám hiệu được chuyển về Khoa Lịch sử, bổ sung vào Bộ môn Lịch sử Đảng, như các cử nhân Đinh Trần Dương, Phạm Thị Chính, Nguyễn Huy Cát, Vũ Đình Kông, Ngô Văn Hoán. Bộ môn cũng tiếp nhận mới các cử nhân Phạm Quang Minh, Nguyễn Thị Nhân Hòa. Chất lượng cán bộ được tăng cường với việc thầy Lê Mậu Hãn được phong học hàm PGS và thầy Ngô Đăng Tri được nhận học vị PTS, nhiều cán bộ khác là NCS trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên cũng có cán bộ chuyển sang đơn vị khác, như thầy Nguyễn Đình Lê, cô Đặng Hồng Hạnh chuyển sang bộ môn Lịch sử Việt Nam cận- hiện đại, thầy Trần Kim Đỉnh, thầy Hoàng Hồng sang Bộ môn Phương pháp luận sử học (nay là Lý luận sử học), thầy Đinh Trung Kiên sang bộ môn Lịch sử Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thầy Nguyễn Hồng Phúc chuyển về quê (Yên Bái). Tổng số cán bộ nhìn chung ở con số trên 10 người.
Do sự thay đổi về tổ chức và biến chế như vậy, từ năm 1988, Bộ môn đồng thời đảm nhiệm hai chức năng, hai nhiệm vụ quan trọng. Đó là chức năng bộ môn chuyên ngành Lịch sử Đảng thuộc ngành sử học, có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng theo chương trình, giáo trình của Khoa Lịch sử, và chức năng của bộ môn thuộc khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ dạy môn Lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh theo chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho sinh viên các khoa, các ngành không chuyên sử của toàn trường.
Những năm mới thành lập, số giáo trình cơ sở, chuyên đề gần như chưa có gì. Dưới sự dìu dắt của PGS, NGƯT Chủ nhiệm khoa Lê Mậu Hãn và Chủ nhiệm Bộ môn Hoàng Bá Sách, các cán bộ trẻ đã ra sức xây dựng bài giảng Lịch sử Đảng cho sinh viên ngành Lịch sử theo phương châm mỗi cán bộ phụ trách một giai đoạn. Hệ thống các chuyên đề cho sinh viên chuyên ngành (năm thứ tư) cũng được xúc tiến do cán bộ bộ môn đảm nhiệm, như: Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối quân sự của Đảng; Quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng; Xây dựng Đảng qua các thời kỳ cách mạng; Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế trong tiến trình cách mạng Việt Nam; Phương pháp cách mạng Việt Nam ở miền Nam; Đảng lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc thời kỳ 1965-1972; Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ hậu phương chi viện tiền tuyến thời kỳ 1945-1975; Một số vấn đề về nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Phương pháp khai thác tư liệu Lịch sử Đảng,…
Sinh viên theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng trong những năm 1974- 1989 thường xuyên chiếm từ 20% đến 40% tổng số sinh viên Khoa Lịch sử. Đó cũng là những năm thầy và trò trong Bộ môn đã kiên trì chịu đựng gian khổ, vượt qua thử thách khắc nghiệt của đời sống vật chất, nỗ lực phấn đấu giảng dạy, học tập và tham gia các phong trào lao động công ích, đi thực tập thực tế, đi coi thi tuyển sinh ở các tỉnh... Trong gian khổ khó khăn, Bộ môn đã khẳng định được vai trò của mình trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, trở thành một địa chỉ đào tạo tin cậy, được Bộ giao thêm nhiệm vụ đào tạo lớp chuyên tu, nâng cao trình độ cho cán bộ giảng dạy Lịch sử Đảng của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước với số lượng gần 40 người.
Từ năm 1990, Bộ môn Lịch sử Đảng được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, nhưng đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng lại gặp khó khăn lớn. Trong mấy năm đầu thập kỷ 90, mặc dù sự nhiệp đổi mới do Đảng khởi xướng đã có một số thành tựu có ý nghĩa quan trọng, song những biến động của tình hình thế giới, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, các thế lực thù địch ra sức phản kích, nhất là trên bình diện tư tưởng... đã tác động mạnh tới tâm lý, tư tưởng của nhiều sinh viên. Biểu hiện là số lượng sinh viên chọn học chuyên ngành Lịch sử Đảng giảm sút nghiêm trọng: Khóa 35 (1990-1994) và khóa 36 (1991-1995), mỗi khóa chỉ có hai sinh viên, thậm chí khóa 37 (1992-1996) chỉ còn một sinh viên (Võ Văn Bé) theo học. Trong hoàn cảnh đó, Bộ môn vẫn kiến trì đào tạo và tạo mọi điều kiện để động viên, khích lệ sinh viên học tập. Các sinh viên theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng giai đoạn này được bạn bè coi là “dũng cảm”, “trung kiên” cách mạng.
Như những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, thông qua nội dung các bài giảng và các bài báo khoa học, cán bộ của Bộ môn đã góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng cho sinh viên, góp phần làm sáng tỏ những quy luật tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ năm 1997 trở đi, khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ môn Lịch sử Đảng ngày càng khởi sắc và có bước phát triển nhảy vọt về chất, công tác đào tạo ngày càng mở rộng.
Số sinh viên và học viên cao học, NCS theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng tăng lên một cách nhanh chóng. Số lượng sinh viên chuyên ngàng Lịch sử Đảng thường xuyên chiếm từ 30 đến trên 50% tổng số sinh viên toàn khoa Lịch sử, nhiều năm lên tới trên 50 sinh viên. Số lượng học viên cao học, NCS bình quân mỗi khóa có trên 20 người, cá biệt như năm 2009, có tới 43 học viên cao học, 6 NCS. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn phải đảm nhiệm công tác đào tạo sau đại học cho nhiều cơ sở khác trong và ngoài ĐHQGHN và dạy thêm môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho nhiều lớp trong ĐHQGHN. Bình quân mối năm, một cán bộ trong bộ môn phải đứng lớp trên 600 giờ (chưa tính giờ quy đổi, giờ sau đại học), gấp đôi giờ chuẩn.
Nhìn chung, trải qua hơn 35 năm kể từ ngày thành lập (1974-2010), trong đội hình của Khoa lịch sử, Đơn vị Anh hùng Lao động, Bộ môn Lịch sử Đảng đã đào tạo được hơn 700 cử nhân, trên 10 tiến sĩ và hơn 100 thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng. Nhiều sinh viên của Bộ môn đã trưởng thành sau khi ra trường, như Phan Việt Dũng (TS, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình), Nông Hải Pín (Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Cao Bằng), Ngô Ngọc Thắng (PGS.TS, Phó Giám đốc Phân viện Hồ Chí Minh Hà Nội),... Hiện tại (năm 2010), Bộ môn có trên 15 NCS, gần 100 học viên cao học và hơn 50 sinh viên (năm thứ tư) theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng. Số lượng đó đều giữ tỷ lệ trên dưới 50% số NCS, học viên cao học và sinh viên của Khoa Lịch sử.
Cùng với quá trình đạo tạo, Bộ môn cũng tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ. Bộ môn lần lượt có thêm những cán bộ có học hàm, học vị và danh hiệu mới. Đó là thầy Nguyễn Huy Cát, thầy Ngô Văn Hoán, thầy Vũ Đình Kông được công nhận học vị ThS; thầy Đinh Trần Dương, thầy Vũ Quang Hiển được công nhận học vị TS; thầy Ngô Đăng Tri được nhận học hàm PGS. Tiếp đó, TS Đinh Trần Dương, TS Vũ Quang Hiền được nhận học hàm PGS, PGS.NGƯT Lê Mậu Hãn được nhận danh hiệu NGND, PGS.TS Ngô Đăng Tri được nhận danh hiệu NGƯT. Số cán bộ được bổ sung, được bộ môn đào tạo thành ThS có thày Nguyễn Quang Liệu, cô Lê Quỳnh Nga, cô Đỗ Thanh Loan và TS Lê Văn Thịnh.
Tuy nhiên, về số lượng, cán bộ của Bộ môn thời kỳ này lại có sự giảm sút. Đó là thầy Hoàng Bá Sách, cô Phạm Thị Chính nghỉ hưu, thầy Phạm Quang Minh chuyến sang Khoa Quốc tế học, cô Nguyễn Thị Nhân Hòa chuyển sang Bộ môn Ngoại ngữ, ThS Ngô Văn Hoán lên làm Trưởng Ban Thanh tra đào tạo của trường. Tiếp đó PGS.NGND Lê Mậu Hãn, PGS.TS Đinh Trần Dương, ThS Vũ Đình Kông nghỉ hưu, ThS Nguyễn Quang Liệu lên làm Trưởng phòng Chính trị và công tác sinh viên của trường.
Sau những biến động đó, hiện tại (2010), Bộ môn còn lại 6 giáo viên cơ hữu: PGS.TS.NGƯT Ngô Đăng Tri, PGS.TS Vũ Quang Hiển, TS Lê Văn Thịnh, ThS Nguyễn Huy Cát, ThS Lê Quỳnh Nga, ThS Đỗ Thanh Loan.
II. Về nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác
Nếu như những năm đầu sau ngày thành lập, công tác nghiên cứu khoa học còn rất “khiêm tốn” (chỉ có hơn 10 công trình trong những năm 1974-1989), thì từ năm 1990, số lượng các công trình được công bố ngày càng nhiều và sự chú trọng về học thuật ngày càng nâng cao. Mở đầu là bài viết của PGS.NGƯT Lê Mậu Hãn: Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đăng trên Tạp chí lịch sử Đảng, số 5-1990. Lần đầu tiên, Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì được khẳng định là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh.
Theo tinh thần học thuật đó, các cán bộ trong Bộ môn đã có nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học. Các PGS.TS Ngô Đăng Tri, PGS.TS Vũ Quang Hiển đều là thành viên của “Câu lạc bộ 100” của Khoa lịch sử (có trên 100 cuốn sách và bài nghiên cứu được công bố).
Đến năm 2010, cán bộ trong Bộ môn đã chủ trì và tham gia gần 10 đề tài cấp Nhà nước: Lịch sử Quốc hội Việt Nam; Lịch sử Chính phủ Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Việt Nam; Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh; Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Liên khu IV; Bài học kinh nghiệm hoạt động đối ngoại của Thăng Long-Hà Nội; Từ điển Bách khoa Việt Nam; Lịch sử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;...
Đã chủ trì trên 10 đề tài cấp bộ, tỉnh, thành phố và Đại học Quốc gia Hà Nội: Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo sản xuất tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 1954-1991; Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống chính quyền thời kỳ 1954- 1991; Chính sách đối ngoại của Đảng trong thời kỳ 1945-1954; Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ 1975-2000; Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền cách mạng 1945-1954; 1000 câu hỏi, đáp về Thăng Long-Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh; Lịch sử Hà Tĩnh; Nghệ Tĩnh với phong trào xuất dương cứu nước đầu thế kỷ XX; Tân Việt cách mạng Đảng; Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng; Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1986-2000; Cải cách giáo dục trong kháng chiến chống Pháp, thành tựu và kinh nghiệm; Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong văn kiện Đảng thời kỳ 1930-1975...
Đã chủ trì và tham gia biên soạn 4 bộ giáo trình và nhiều sách chuyên đề cho Bộ giáo dục đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh; Đại cương lịch sử Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam- Tập bài giảng; Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh; Một số chuyên đề về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tập), Một số chuyên đề về Đường lối cách mạng Việt Nam;... PGS Lê Mậu Hãn, PGS.TS Vũ Quang Hiển, PGS.TS Ngô Đăng Tri là thành viên ra đề thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi môn lịch sử cho Bộ, cho ĐHQG nhiều năm.
Đã chủ biên hoặc tham gia biên soạn hàng trăm cuốn sách liên quan đến lịch sử Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam- các đại hội và hội nghị trung ương; Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Quốc hội Việt Nam; Lịch sử Chính phủ Việt Nam; Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh; Nghệ Tĩnh với phong trào cách mạng giải pháp dân tộc trong 30 năm đầu thế kỷ XX; Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân dân Liên khu IV; Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh; Lịch sr Hà Tĩnh; Lịch sử Đường sắt Việt Nam; 1000 câu hỏi đáp về Thăng Long-Hà Nội; Căn cứ du kích ở Đồng bằng Bắc Bộ 1945-1954; Đạo đức phong cách lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954); Điện Biên Phủ, các văn kiện của Đảng, Nhà nước; Điện Biên Phủ: hợp tuyển các công trình khoa học; Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của các nhà khoa học Việt-Pháp; Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước và hội nhập; Cách mạng Tháng Tám, một sự kiện lịch sử vĩ đại; Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954; Lịch sử phong trào công nhân Đồng Tháp; Lịch sử phong trào công nhân Ninh Bình; Lịch sử phong trào công nhân Đắc Lắc; Lịch sử Đảng bộ Hương Khê (1930-2000); Lịch sử trường Chính trị Hà Tĩnh (1945-2002); 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đường lịch sử (1930-2010);...
Đã có trên 300 bài nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học ở Trung ương, như: Lịch sử Đảng; Nghiên cứu lịch sử; Cộng sản; Lịch sử Quân sự; Khoa học; Nghiên cứu Châu Âu; Nghiên cứu Đông Nam Á; Giáo dục lý luận;... và các kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
Đã tham quan, nghiên cứu thực tế nhiều nơi trong nước như Điện Biên Phủ, Pắc Bó, Sa Pa, Lũng Cú, Lạng Sơn, Móng Cái, Tây Nguyên, Tây Ninh, An Giang, Cà Mau, Phú Quốc, Côn Đảo,...
Đã tham dự nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc tế ở CHLB Đức, LB Nga; CH Pháp, Austraylia; Trung Quốc, Lào; Hàn Quốc;...
Cán bộ của Bộ môn đều là những cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, tham gia tích cực các công tác Đảng, chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, trợ lý sau đại học, trợ lý chính trị và công tác sinh viên, cố vấn học tập. Như thành viên Hội đồng khoa học trường, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (PGS.NGND Lê Mậu Hãn), Phó Chủ tịch Công đoàn ĐHQGHN, Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn trường, Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (PGS.TS Ngô Đăng Tri), ủy viên BCH Hội Cựu chiến binh Trường (PGS.TS Vũ Quang Hiển, ThS Vũ Đình Kông),...
Nhìn lại hơn một phần ba thế kỷ xây dựng, trưởng thành, Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua một quá trình phấn đấu kiên trì bền bỉ, góp phần đào tạo được một đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng có số lượng đông, chất lượng tốt; đồng thời từng bước đẩy mạnh hoạt động khoa học, góp phần làm cho Lịch sử Đảng thực sự trở thành một khoa học, phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục, đào tạo của đất nước. Cùng với các bộ môn anh em trong khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng đã tạo nên nét đặc trưng của ngành lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội hiện nay.
Các thế hệ giáo viên, học viên cao học, NCS, sinh viên của Bộ môn luôn luôn trân trọng, ghi nhớ những nỗ lực phấn đầu, rèn luyện, giảng dạy, học tập, nghiên cứu của các thành viên đã và đang học tập, công tác tại Bộ môn, trong đó có các chủ nhiệm bộ môn như: Thầy Hoàng Bá Sách (1974- 1988), PGS.NGND Lê Mậu Hãn (1989-1996), PGS.TS.NGƯT Ngô Đăng Tri (1997-2004 và 2009- nay), PGS.TS Vũ Quang Hiển (2005-2009) và các Phó Chủ nhiệm Bộ môn như: ThS Ngô Văn Hoán (1989-1996), ThS Nguyễn Huy Cát (1997-nay).
Bộ môn Lịch sử Đảng là một địa chỉ đạo tạo đại học và sau đại học chất lượng cao. Nhiều cơ quan, cá nhân khi có nhu cầu tuyển dung cán bộ giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng đã tìm đến với Bộ môn. Trên con đường đi tới, Bộ môn luôn mở rộng cánh cửa tiếp đón các lớp sinh viên, học viên cao học, NCS đến học tập, nghiên cứu tại Bộ môn.
Tự hào với truyền thống tốt đẹp của mình, của Khoa, của Nhà trường, Bộ môn Lịch sử Đảng đã, đang và sẽ không ngừng phấn đấu, giữ vững và phát huy thành quả đã đạt được, xứng đáng với các phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2001), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2004).