Hiện nay, người dân càng ngày càng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào trong ngân hàng vì đây là một trong những hình thức đầu tư an toàn và tiện lợi. Nhiều người đạt câu hỏi liệu có ngân hàng nào ở Việt Nam phá sản không? Hãy cùng Ban biên tập tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Có ngân hàng nào đã phá sản ở Việt Nam hay không?
Hiện nay, chưa có một ngân hàng nào bị phá sản ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là vì nếu có ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản tại Việt nam thì niềm tin của người dân sẽ bị lung lay. Điều đó dẫn tới việc thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì người dân sẽ chuyển sang đầu tư vàng, chứng khoán…. Cho nên Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo việc ngân hàng phá sản không xảy ra.
Mặc dù, Luật Phá sản 2014 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, nhưng trên thực tế kể từ khi có Luật Phá sản 2014 tới nay đã có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém gây ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa từng cho phép bất cứ một ngân hàng thương mại nào phá sản.
Khi Ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng. Các phương án cơ cấu lại một ngân hàng thương mại bao gồm: Phục hồi; Sáp nhập - hợp nhất - chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Giải thể; Chuyển giao bắt buộc và Phá sản. Tuy nhiên phương án phá sản sẽ khó xảy ra.
Ví dụ có thể kể đến trường hợp mua lại Ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng vào tháng 5/2015 của Ngân hàng Nhà nước, qua đó chuyển đổi loại hình từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV (một thành viên) Đại Dương.
Hay mới đây nhất, ngày 8/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại SCB theo trình tự, thủ tục của Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có nhận lại được tiền không?
Trong trường hợp có ngân hàng phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ được nhận một khoản tiền bảo hiểm đền bù và nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Cụ thể, theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, ngoại trừ ngân hàng chính sách.
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản (Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012).
Theo Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg thì số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Cho nên khi ngân hàng bị tuyên bố phá sản, người gửi tiền tiết kiệm có thể nhận khoản tiền bảo hiểm tiền gửi tối đa là 125 triệu đồng cùng với tiền đền bù qua việc thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, theo Điều 101 Luật Phá sản 2014, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt theo thứ tự: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết và sau đó mới đến các khoản tiền gửi ngân hàng.
Vậy nên trong trường hợp không may, người gửi tiền tiết kiệm có thể sẽ không lấy lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi mà chỉ nhận lại được tiền bảo hiểm đền bù.
Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan là Chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát và phần lớn các công ty trong hệ sinh thái (hơn 1.000 công ty). Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như: bố trí những người thân tín vào các vị trí chủ chốt của Ngân hàng SCB để nắm quyền điều hành, thành lập các đơn vị thuộc SCB để cho vay, giải ngân các khoản vay dành riêng cho mình.
“Bà trùm” này còn thông đồng, câu kết với các công ty thẩm định giá để cấp chứng thư nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, câu kết với các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật để tạo lập các khoản vay, cùng sử dụng, chiếm đoạt tiền của SCB.
Không chỉ thế, Trương Mỹ Lan còn không hoàn thiện thủ tục thế chấp, không đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm hoán đổi tài sản đảm bảo; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi được giải ngân. Đặc biệt, bà Lan chỉ đạo lãnh đạo Ngân hàng SCB bán nợ xấu, cấn trừ nợ để giảm dư nợ và tỷ lệ nợ xấu và mua chuộc lãnh đạo tại các cơ quan chức năng để bưng bít, che giấu hành vi sai phạm khi bị thanh tra, phát hiện.
Bằng các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, trắng trợn, bất chấp pháp luật, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn sau đó chỉ đạo các lãnh đạo tại ngân hàng này và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát rút tiền với số lượng đặc biệt lớn để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Do đây là các khoản vay khống, đến hạn không trả được nợ nên Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tiếp tục lập các khoản vay khống khác để đảo nợ, trả khoản cũ. Số tiền Lan rút ra ngày càng nhiều dẫn đến hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB.
Kết quả điều tra xác định từ đầu năm 2012 đến ngày 07/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản vay (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức) với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng nợ gốc và hơn 193 nghìn tỷ đồng nợ lãi/phí. Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng số dư nợ gốc của hơn 23 nghìn khoản vay còn dự nợ tại Ngân hàng SCB.
Để hợp thức việc rút tiền đã được SCB giải ngân để sử dụng, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo: Đối với các khoản vay được SCB giải ngân cho các công ty “ma” thụ hưởng theo phương án vay thì Lan chỉ đạo Hồ Bửu Phương phối hợp với Nguyễn Phương Anh, Đặng Phương Hoài Trâm, Phan Chí Luân (thuộc văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát) lập phương án việc “giải quỹ” bằng cách lập các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, sử dụng nhiều cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng SCB để rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền lòng vòng vào tài khoản của công ty trong nhóm, cuối cùng chuyển đến các tài khoản theo mục đích sử dụng của Trương Mỹ Lan. Đối với trường hợp giải ngân vào tài khoản của các cá nhân được thuê đứng tên tài khoản vay hoặc thụ hưởng thì các cá nhân đến ngân hàng để ký chứng từ rút tiền.
Khi cần sử dụng ngay một số tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng hoặc Trần Thị Mỹ Dung chuẩn bị, đồng thời chỉ đạo Bùi Văn Dũng (Lái xe của Trương Mỹ Lan) đến Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo Thái Thị Thanh Thảo, nhận thông tin từ Nguyễn Phương Anh tên cá nhân, tổ chức nhận tiền, rút tiền, lập phiếu chi và các thủ tục để hoàn tất nghiệp vụ rút tiền mặt. Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên kế toán lập các chứng từ rút tiền (ủy nhiệm chi, giấy rút tiền…) đồng thời hẹn các cá nhân đến ngân hàng ký chứng từ rút tiền. Thái Thị Thanh Thảo chỉ đạo Trần Thị Thúy Ái- kiểm soát viên ngân quỹ Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn xuất tiền mặt khỏi quỹ để giao cho Bùi Văn Dũng vận chuyển về nhà cho Trương Mỹ Lan (tại tòa nhà Sherwood số 127 Paster, Quận 3) giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (giúp việc của Lan) để giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Từ tháng 2/2019 đến tháng 9/2022, theo chỉ đạo của Lan, Dũng đã vận chuyển gần 109 nghìn tỷ đồng và gần 15 triệu USD từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại số 193-203 Trần Hưng Đạo Quận 1) hoặc về hầm B1 tòa nhà Sherwood Paster hoặc đưa, giao cho một số cá nhân theo chỉ đạo của Lan. Số tiền trên Lan sử dụng để trả nợ mua các bất động sản, cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích khác.
Trực tiếp chiếm đoạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Trương Mỹ Lan bị truy tố hàng loạt tội danh, trong đó riêng hành vi “Tội tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” Lan đã trực tiếp chiếm đoạt của Ngân hàng SCB hơn 304 nghìn tỷ đồng và gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB gần 200 nghìn tỷ đồng.
Theo đó, trong giai đoạn từ đầu 2012 đến cuối 2017, Lan đã chỉ đạo, lập hồ sơ vay vốn khống cho 304 khách hàng với 368 khoản vay (gồm 252 khách hàng cá nhân và 52 khách hàng tổ chức). Tính đến cuối 2022, các khoản này có tổng số tiền là hơn 132,2 nghìn tỷ đồng, (gồm hơn 68 nghìn tỷ đồng tiền gốc và hơn 63 nghìn tỷ đồng tiền lãi). Toàn bộ khoản vay không được sử dụng đúng mục đích mà phục vụ cho Trương Mỹ Lan. Khoản vay này không được Ngân hàng SCB quản lý, thu hồi nợ, không thực hiện đúng phương án, đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Đến nay các khoản vay này không có khả năng thu hồi, chuyển nợ nhóm 5.
Trên cơ sở kết quả định giá tài sản của Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân và kết quả đánh giá của Ngân hàng SCB (đánh giá sau khi đã khởi tố vụ án) thì chỉ có 96/203 tài sản đảm bảo cho các khoản vay trên đảm bảo tính pháp lý (đủ điều kiện để trích lập dự phòng rủi ro và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm) với giá trị phân bổ là hơn 67,6 nghìn tỷ đồng. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị can nên xác định hành vi của Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 64,6 ngàn tỷ đồng (= tổng nợ phát sinh đến ngày 31/12/2017 là hơn 132,2 nghìn tỷ đồng trừ đi giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay là hơn 67,6 nghìn tỷ đồng).
Giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn (gồm 188 cá nhân vay 208 khoản và 383 pháp nhân vay 708 khoản vay) để rút và chiếm đoạt của Ngân hàng SCB. Tính đến ngày 17/10/2023, các khoản vay này còn dư nợ là hơn 545 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 415,5 nghìn tỷ đồng và lãi là hơn 129 nghìn tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên Lan đã chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích cá. Đến nay các khoản vay trên không có khả năng thu hồi, chuyển nợ nhóm 5.
Trên cơ sở định giá tài sản bảo đảm của Công ty Định giá Hoàng Quân và đánh giá của ngân hàng SCB thì 424/982 có đủ pháp lý với tổng giá trị hơn 111,5 nghìn tỷ đồng. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, xác định Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng (=Tổng nợ gốc 515,6 nghìn tỷ trừ giá trị tài sản đảm bảo hơn 111,5 nghìn tỷ đồng) và gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129 nghìn tỷ đồng.
Vụ án này dự kiến sẽ được TAND TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử trong vòng gần 2 tháng (từ ngày 05/3 đến 29/4) sắp tới. Đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn với nhiều kỷ lục về số tiền cũng như số lượng bị cáo, người có quyền nghĩa vụ liên quan, số lượng luật sư tham gia…
Theo Thông tư số 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng được phép gửi tiền lẫn nhau, song phải đáp ứng một số quy định.
Cụ thể, ngân hàng được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, để thực hiện việc gửi tiền giữa các ngân hàng thì tại thời điểm thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, các ngân hàng không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại ngân hàng khác, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng cho phép nhận tiền gửi.
Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động gửi tiền, nhận tiền và các giao dịch chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của ngân hàng đó.
Theo quy định hiện hành, ngân hàng chỉ được gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các ngân hàng khác (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo quy định cũ tại Thông tư số 21/2012, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
Thông tư số 21/2012 là văn bản đầu tiên quy định cụ thể về việc gửi tiền và nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng, thay thế cho Quyết định 1310/2001 trước đó chưa quy định về vấn đề này.
Còn đối với việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, Thông tư số 01/2013 quy định hoạt động cho vay, đi vay chỉ được thực hiện thông qua trụ sở chính của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thời hạn giao dịch chỉ được thực hiện trong ngắn hạn (dưới 1 năm), loại bỏ cho vay liên ngân hàng trung hạn (1-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm).
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay vốn của các ngân hàng với nhau thông qua thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) khi các đơn vị này thiếu lượng tiền dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định, mỗi ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc.
Mức lãi suất này duy trì ở ngưỡng cao phản ánh thanh khoản của hệ thống khá hạn chế, điều này có thể gây áp lực lên lãi suất huy động và cho vay tại thị trường dân cư (thị trường 1).
Trước khi có quy định cụ thể về việc vay - gửi tiền giữa các ngân hàng, các đơn vị vẫn gửi tiền lẫn nhau. Tuy nhiên, việc này được phần lớn chuyên gia tại thời điểm đó đánh giá không làm tăng tổng lợi ích cho nền kinh tế do tiền gửi chỉ chảy trên thị trường 2 chứ không tạo ra tín dụng chảy ra nền kinh tế vào thị trường 1 hoặc đi vào thị trường 3 (thị trường đầu tư),