Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Hồng Đức với Công ty cổ phần IBA - Việt Nam
Tòa nhà Beta Đại học FPT Hà Nội
Đi từ sảnh tòa nhà Alpha qua khu vực đường 30m, bạn sẽ thấy ngay toà nhà Beta nằm ở bên phải. Nổi bật ở toà Beta là khu sảnh “bàn cờ khổng lồ" và chiếc trống đồng đặt ở ngay lối vào.
Toà nhà Beta cũng là nơi học tập chính của sinh viên Đại học FPT với 5 tầng. Ngoài ra, phòng BlackBox ở tầng 5 toà Beta là nơi diễn ra những lớp học kỹ năng mềm của sinh viên ĐH FPT. Khi quyết định nhập học FPT, bạn sẽ bước vào một hành trình khám phá tri thức đầy thú vị không gian học tập đa dạng.
Khu thể dục - thể thao Đại học FPT campus Hoà Lạc
Đại học FPT rất chú trọng rèn luyện thể chất của các bạn sinh viên. Bên cạnh việc đưa bộ môn võ Vovinam vào danh sách môn học bắt buộc cho toàn bộ sinh viên, Đại học FPT còn tạo điều kiện cho các bạn tập luyện nhiều môn thể thao khác. Xung quanh khuôn viên trường có rất nhiều sân tập các bộ môn như: sân bóng đá, sân bóng rổ, sân bóng chuyền, sân cầu lông, sân street Workout, phòng tập Gym, các khu nhà võ Vovinam.
Nếu bạn đang quan tâm đến điểm thi Đại học FPT, hãy khám phá ngay bài viết chi tiết tại đây để cập nhật thông tin mới nhất và chuẩn bị tốt cho kỳ tuyển sinh sắp tới!
Tòa Delta Đại học FPT tại Hoà Lạc
Toà Delta hiện tại là toà nhà mới nhất ở Đại học FPT Hà Nội. Cùng với 2 toà Alpha và Beta, toà Gamma cũng là nơi học tập chính của sinh viên ĐH FPT với số lượng phòng học khổng lồ. Thư viện với thiết kế tối giản, hiện đại của Đại học FPT Hà Nội cũng được đặt ở toà Delta.
Tại đây, các phòng học và sảnh đều được tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, mang lại không gian học tập thoải mái cho sinh viên.
Khám phá sơ đồ trường Đại học FPT Hà Nội - 30 ha, 4 khu vực, kiến trúc hiện đại
Sơ đồ trường FPT Hà Nội gồm 4 khu vực lớn: Khu giảng đường, khu tiện ích, khu ký túc xá, Khu rèn luyện thể chất. Bên cạnh đó là còn có những khu check-in cực “chill" cho sinh viên như: hồ sen, cầu Meta, hồ cá koi, Đồi thông, Khu tượng Selfmade man… Cùng đi một vòng Đại học FPT Hà Nội xem có gì thú vị nhé!
Tòa nhà Alpha Trường Đại học FPT
Toà Alpha được coi là “hình ảnh nhận diện" của Đại học FPT cơ sở Hà Nội. Nổi bật ở khu công nghệ cao Hoà Lạc, toà nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và được sinh viên Đại học FPT gọi với cái tên “toà nhà con rồng". Với tone trắng chủ đạo cùng thiết kế ô vuông xen kẽ tường trắng, tại các ô vuông là ban công trồng cây xanh tạo nên một hình ảnh vừa hiện đại vừa mang màu xanh của thiên nhiên.
Tại sảnh tòa nhà Alpha có “chiếc gương thần thánh", là nơi ra đời hàng nghìn tấm ảnh selfie chất lừ của sinh viên Đại học FPT. Ngoài ra, đến khu vực đặt tấm gương lớn ở sảnh Alpha sẽ thường xuyên thấy các CLB tập nhảy, trượt ván… hay tổ chức project, event nhỏ ở đây.
Toà Alpha có 6 tầng được chia thành 2 khu vực R và L. Tầng 1 của cả 2 khu vực là nơi làm việc của các phòng ban như: Phòng đào tạo, Phòng dịch vụ sinh viên, Phòng tuyển sinh, Phòng Hành chính và các phòng họp… Tầng 5-6 bên R là khu vực khối Back office của Đại học FPT. Các phòng còn lại đều là khu vực phòng học của sinh viên.
Đặc biệt, tầng 6 tòa nhà Alpha là nơi học tập của sinh viên ngành Thiết kế Mỹ thuật số và được trang trí đậm chất nghệ thuật. Hàng lang tầng 6 cũng là nơi trưng bày các sản phẩm do chính sinh viên FPT tạo nên.
Với cơ sở vật chất hiện đại và không gian học tập được thiết kế tối ưu, Đại học FPT mang đến nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn băn khoăn học FPT có khó không khi đối diện với các yêu cầu học thuật tại đây.
Tòa nhà Gamma Đại học FPT Hà Nội
Nằm ở phía cuối đường 3m, toà nhà Gamma là khu vực học tập của các bạn học sinh trường THPT FPT Hoà Lạc. Toà Gamma là một trong những địa điểm từng xuất hiện trong MV “Tình yêu xanh lá" của nam ca sĩ Thịnh Suy.
Hội trường tầng 5 toà Gamma là nơi thường xuyên được tổ chức các talkshow, workshop, sự kiện lớn ở Đại học FPT Hà Nội.
Tham khảo thêm bài viết: 8 lý do nên học Đại học FPT - Cơ hội phát triển tương lai mà bạn không nên bỏ qua khi cân nhắc lựa chọn ngôi trường này.
Khu vực kí túc xá Trường Đại học FPT Hà Nội
Đại học FPT campus Hoà Lạc có 8 toà ký túc xá gồm: Dom A, Dom B, Dom C, Dom D, Dom E, Dom F, Dom G, Dom H. Mỗi tòa ký túc xá gồm 5-6 tầng, mỗi phòng đều sạch sẽ, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi với giường tầng, tủ đồ cá nhân, điều hoà, nhà vệ sinh khép kín... Xung quanh các toà ký túc có đồi thông, hồ sen, cây cối xanh mát, mang lại không khí trong lành, dễ chịu.
Với khuôn viên rộng rãi, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến cùng môi trường học tập chuẩn quốc tế, nhiều người không khỏi băn khoăn liệu học phí tại Đại học FPT có đắt đỏ? Hãy cùng Đại học FPT Hà Nội tìm hiểu học phí trường FPT ngay tại đây nhé!
Cầu meta Đại học FPT Hà Nội
Mới được xây dựng từ 2 năm gần đây, Cầu Meta đã chính thức trở thành một địa điểm mới vô cùng được yêu thích bởi sinh viên FPTU. Sau mỗi giờ học, các bạn có thể đến Cầu Meta chụp ảnh, học bài hoặc ngồi “chill” cùng 1 chiếc loa nhỏ và ngắm hồ sen ngay trước mặt.
Đại học FPT ngày càng khẳng định vị thế của mình với môi trường học tập hiện đại và quy mô không ngừng mở rộng. Bài viết: "Đại học FPT - Đại học chính quy đào tạo chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam" sẽ giải đáp cho các bạn tân sinh viên muốn tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao.
B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024
Đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc 2023
Đối với phương thức sử dụng kết quả học tập ở THPT
Đối với phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế của Trường ĐH Hồng Đức
Đối với phương thức xét tuyển học sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm trở lên
Đối với phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy do các đại học hoặc trường đại học tổ chức thi năm 2024
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, ĐKXT
Xem chi tiết tại mục 5 trong thông báo tuyển sinh của trường TẠI ĐÂY
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
Điểm chuẩn của trường Đại học Hồng Đức như sau:
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020/2021
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm TB xét TN THPT từ 8.0 trở lên.
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm TB xét TN THPT từ 8.0 trở lên.
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm TB xét TN THPT từ 6.5 trở lên.
Đối với các thí sinh dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0).
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm TB xét TN THPT từ 8.0 trở lên.
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm TB xét TN THPT từ 6.5 trở lên.
Đối với các thí sinh dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0).
Điều kiện: Học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm TB xét TN THPT từ 6.5 trở lên.
Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]
Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức tham dự Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp "Bienvenue en France!" năm 2023
Ngày 01/10/2023 vừa qua, Đoàn sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã tham gia Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp “Bienvenue en France!” năm 2023 tại Hà Nội. Sự kiện đã mang đến những thông tin cần thiết để các bạn trẻ hiện thực hóa ước mơ du học tại Pháp.
Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp “Bienvenue en France!” là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Campus France và Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam. Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình tìm kiếm cơ hội học tập và phát triển cá nhân cho hàng ngàn học sinh và sinh viên (HSSV) Việt Nam tại Pháp.
Đông đảo học sinh, sinh viên và phụ huynh tham quan, tìm hiểu tại Triễn lãm Giáo dục Đại học Pháp
Tại triễn lãm, các bạn HSSV được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đại diện từ 36 cơ sở giáo dục (trường đại học tổng hợp, trường thương mại – quản lý, trường kỹ sư, trường chuyên ngành); giao lưu, trao đổi trực tiếp với các chuyên viên Campus France và các cựu du học sinh, thành viên của France Alumni Việt Nam để được chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và làm việc sau khi du học tại Pháp. Đặc biệt, các bạn HSSV còn có cơ hội tham gia bốc thăm trúng thưởng và được nhận nhiều phần quà giá trị khác.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Hồng Đức tham dự Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp năm 2023
Nước Pháp là một trong những điểm đến được đón tiếp nhiều sinh viên Việt Nam nhất: đứng thứ 6 trong các điểm đến trên thế giới và đứng thứ 2 trong các nước Châu Âu. Học tập tại Pháp sinh viên trao đổi văn hóa đặc biệt phong phú, đa dạng.
Sự kiện Triển lãm Giáo dục Đại học Pháp giúp các bạn HSSV hiện thực hóa ước mơ học tập và trải nghiệm cuộc sống du học sinh đầy màu sắc ở đất nước của chú gà trống Gaulois./.
Khoa Nông – Lâm - Ngư nghiệp Trường Đại học Hồng Đức đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn
Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, những năm qua, Khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức đã có nhiều đổi mới phù hợp với xu hướng, nhu cầu của xã hội. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa đang tiếp tục phấn đấu, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025, theo đó, thực hiện một trong 6 chương trình trọng tâm là “Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” , và 1 trong 3 khâu đột phá là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ”.
Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức ra đời cùng với việc thành lập Trường theo Quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là 1 trong 3 khoa đầu tiên của Trường được tuyển sinh đào tạo bậc đại học. Đến năm 2007 và năm 2014, Khoa tiếp tục lần lượt được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đây là những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển. Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 1 trong 2 khoa của Trường có đầy đủ các bậc đào tạo từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức đã đào tạo được 01 tiến sĩ, 240 thạc sĩ, hơn 1800 kỹ sư hệ chính quy và hơn 3.500 kỹ sư/cử nhân hệ vừa làm vừa học. Đội ngũ cán bộ giảng viên có 45 người (gồm 01 Phó Giáo sư, 16 tiến sĩ, 25 Thạc sĩ và 3 cử nhân). Hiện nay, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp đang quản lý và tổ chức đào tạo 01 chuyên ngành tiến sĩ (Khoa học cây trồng), 01 chuyên ngành thạc sĩ (Khoa học cây trồng) và 04 ngành đại học (Nông học, Chăn nuôi, Quản lý đất đai, Lâm nghiệp), hình thức đào tạo gồm chính quy, liên thông, văn bằng 2, vừa làm vừa học.
Ngay từ khi còn là sinh viên khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức, chị Lê Thị Vân đã ấp ủ niềm đam mê với nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi ra trường, chị xin vào làm việc cho Tập đoàn Netafim- Israel tại Việt Nam, cũng chuyên về lĩnh vực này. Với những kiến thức được học và kinh nghiệm khi đi làm, năm 2017 chị quyết định khởi nghiệp bằng việc xây dựng trang trại sản xuất dưa công nghệ cao hơn 5000 m2 tại quê hương mình.
Sau 2 năm sản xuất thành công, năm 2019, chị Vân thành lập Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm chuyên về xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị nông nghiệp công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, hiện công ty chị đang liên kết sản xuất rau, quả công nghệ cao với gần 100 hộ dân trong tỉnh. Nhờ đi đúng hướng, các sản phẩm rau, quả công nghệ cao của công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm tạo được uy tín cho khách hàng, thị trường tiêu thụ mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là hướng đi bền vững, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.
Cũng tên là Lê Thị Vân và cũng là cựu sinh viên của Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức, người phụ nữ này là Bác sĩ của Bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa (là bệnh viện thú y). Khi còn đi học, chị được các thầy cô truyền tải không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn cả tình yêu với nghề. Bởi vậy khi ra trường, dù gặp rất nhiều khó khăn, bác sỹ Vân vẫn vững tin với nghề đã chọn. Là bác sĩ điều trị chính của bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa, chị Vân đã cứu sống nhiều ca khó cho các bệnh nhân thú cưng. Bệnh viện PETHALTH Thanh Hóa cũng hợp tác với khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức giúp đỡ sinh viên thực tập, bác sỹ Vân trực tiếp chỉ dạy cho nhiều bạn sinh viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.
Một cựu sinh viên khác trưởng thành từ Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức là anh Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới. Khi còn là sinh viên, anh luôn tìm tòi, đặt mục tiêu làm ra các sản phẩm nông nghiệp gần gũi với đời sống, có thể làm giàu cho quê hương. Giờ đây, ước mơ đã thành sự thật, khi anh đưa cây rau má trở thành thương phẩm tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Queen Farm. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, anh còn giúp đỡ được nhiều hộ nông dân khi triển khai mô hình liên doanh liên kết thâm canh rau má nguyên liệu với diện tích 80 ha ở các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh...
Trong những năm qua, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đối với các ngành, chuyên ngành hiện đang là thế mạnh của Khoa; khảo sát nhu cầu thị trường lao động, từ đó chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hướng mở các mã ngành mới, các hình thức đào tạo linh hoạt; đồng thời, thường xuyên hợp tác với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành. Hội thảo là cầu nối để các nhà khoa học, nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trao đổi, chia sẻ chiến lược và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững; đưa ra những khuyến nghị để Trường Đại học Hồng Đức và Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có những điều chỉnh phù hợp trong đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế.
Mới đây, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp đã phối hợp với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức hội thảo "Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững". Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận 4 nhóm vấn đề, gồm: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch bệnh, chế biến sâu nông sản… theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, điện toán đám mây, từ trường, trí tuệ nhận tạo... trong đánh giá đất và quy hoạch vùng sản xuất, quản lý sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu quản lý, bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa; Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn…
Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp có cơ sở thực hành diện tích 3 ha, ngay trong khuôn viên nhà trường, bao gồm hệ thống nhà màng, nhà lưới, vườn ươm cây giống, ao nuôi trồng thủy sản… đáp ứng yêu cầu đào tạo tốt nhất trong các lĩnh vực: công nghệ sinh học, sinh lý, sinh hóa cây trồng, vật nuôi; phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất, nước, phân bón, nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, khoa còn tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn cho sinh viên.
Trong thời gian tới, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với sử dụng, thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đóng góp nguồn lực để tỉnh Thanh Hóa sớm trở thành cực tăng trưởng mới theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị.
Theo https://truyenhinhthanhhoa.vn/