Tình Hình Du Lịch Bền Vững Ở Việt Nam

Tình Hình Du Lịch Bền Vững Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, du lịch bền vững dần được quan tâm và trở thành định hướng phát triển chính của ngành du lịch Việt Nam. Vậy du lịch bền vững là gì và đâu là các loại hình du lịch bền vững đang phổ biến tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Xu thế phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một trong những ngành lớn nhất, không ngừng phát triển và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng rộng khắp các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Có thể nhận thấy điều này thông qua con số thống kê về số lượng các chuyến du lịch thực hiện mỗi năm trước khi COVID-19 xuất hiện đã vượt qua dân số thế giới. Năm 2019 lượng khách du lịch quốc tế vượt 1,5 tỷ lượt, và dự kiến sẽ lên tới 1,8 tỷ lượt vào 2030. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển ẩn chứa tiềm tàng mối đe doạ đến các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, dễ phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương. Do đó, các quốc gia và các vùng cần lập kế hoạch một cách cẩn trọng theo hướng du lịch bền vững để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương.

Du lịch bền vững tìm cách duy trì số lượng, chất lượng và năng suất của cả hệ thống tài nguyên thiên nhiên và con người theo thời gian, đồng thời tôn trọng và thích ứng với các động lực của hệ thống đó. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, du lịch bền vững là du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại và các khu vực tiếp nhận đồng thời bảo vệ và nâng cao cơ hội cho tương lai. Mục tiêu là duy trì các lợi thế kinh tế và xã hội khi phát triển du lịch đồng thời giảm thiểu bất kỳ tác động không mong muốn nào đến môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội tại địa bàn liên quan.

Trong một nghiên cứu 2020 mới đây của Booking.com thực hiện với 29.000 du khách trên 30 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam cho thấy, cam kết hướng tới bền vững trong sinh hoạt hàng ngày của du khách cũng nhất quán với ý định của họ cho các chuyến du lịch sau này. Theo đó, 100% du khách Việt trả lời rằng, trong năm tới, họ mong muốn lưu trú tại những nơi cam kết với du lịch bền vững; 88% du khách Việt muốn giảm rác thải tổng hợp, 86% muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng; 81% muốn sử dụng loại hình giao thông thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, xe đạp hoặc phương tiện công cộng thay vì taxi hay thuê xe; 84% du khách Việt muốn có những trải nghiệm chân thật, mang nét đặc trưng văn hóa bản địa; 93% tin rằng việc nâng cao nhận thức về văn hóa cũng như việc bảo tồn di sản.(3)

“Chắp cánh” cho vùng quê thành nơi đáng sống

Mục tiêu của phát triển du lịch nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, tôn vinh, bảo tồn và phát triển lan tỏa các giá trị độc đáo của địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

“Đặc biệt, tổ chức UN Tourism đã triển khai chương trình du lịch vì sự phát triển của nông thôn nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa; trao quyền cho cộng đồng và tạo công ăn việc làm. Đây là một chương trình hết sức ý nghĩa và phù hợp với 3 nhu cầu phát triển bền vững là kinh tế - xã hội và môi trường. Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển và tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của Việt Nam, với định hướng phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số,” Phó Thủ tướng nói.

Cơ sở để Việt Nam có thể làm quyết liệt với du lịch nông thôn bởi sở hữu đa dạng các di sản văn hóa và thiên nhiên đặc sắc, nhiều giá trị đặc trưng khác biệt, cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những làng quê mộc mạc yên bình giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Đây là những tài nguyên quý giá cung cấp các giá trị trải nghiệm khác biệt, góp phần thu hút khách du lịch về khu vực nông thôn và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, nhiều lợi thế về tài nguyên giàu bản sắc, trong những năm qua, Việt Nam đã quan tâm phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, hấp dẫn; có khả năng thu hút khách du lịch, đem lại sự đa dạng trong cung ứng dịch vụ của du lịch Việt Nam; thúc đẩy kết nối tour tuyến, mở rộng không gian đón khách về nông thôn.

Ngược lại, du lịch nông thôn cũng là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ duy trì được các nghề truyền thống, phát triển các sản vật địa phương có giá trị, tạo niềm tin gắn bó với quê hương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đánh giá thực tiễn những năm qua tại Việt Nam, du lịch đã đóng góp không nhỏ việc làm thay đổi “bộ mặt” của nhiều vùng nông thôn, đưa nhiều vùng nông thôn hạn chế về điều kiện phát triển nhưng trở thành “vùng quê đáng sống.”

Du lịch đã và đang góp phần bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

UN Tourism cũng đã triển khai “Chương trình du lịch vì sự phát triển nông thôn,” nhằm đưa du lịch trở thành động lực phát triển và nâng cao phúc lợi cho khu vực nông thôn; thúc đẩy vai trò của du lịch trong việc xác định giá trị và bảo vệ các khu vực nông thôn cùng với cảnh quan, hệ thống tri thức, đa dạng sinh học và văn hóa, các giá trị ở địa phương.

Về phía Việt Nam, Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phát triển du lịch nông thôn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp, bao trùm và đa giá trị cũng đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, khu vực nông thôn của Việt Nam cũng phải đối mặt với với nhiều thách thức. Mặc dù đã có sự phát triển nhưng đa số các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ở vùng sâu, vùng xa có quy mô nhỏ, lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, gặp khó khăn về hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế xã hội khác, hạn chế về nguồn lực đầu tư; nguồn nhân lực và khả năng kết nối thị trường...

Thực tế này đặt ra những yêu cầu trong định hướng tầm nhìn, tìm kiếm các giải pháp hiệu quả trong việc thực thi các chính sách phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam đảm bảo các mục tiêu đề ra cũng như thích ứng với những vấn đề mang tính toàn cầu.

Bảo tồn và nâng cao giá trị văn hoá – xã hội

Du lịch bền vững không gây tổn hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng mà là chất xúc tác nâng cao giá trị văn hoá và truyền thống địa phương. Du lịch bền vững khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, công ty du lịch, và quản lý chính quyền) tham gia trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. Sự tham gia đầy đủ sẽ đảm bảo việc phân bố lợi ích và chi phí du lịch công bằng với mỗi bên.

Hoạt động du lịch phát triển kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

Bài đọc nhiều nhất Digital Strategy 12/12/2024

Kinh doanh du lịch giúp tạo ra các nguồn kinh phí để bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống,… Tuy nhiên, có nhiều thách thức trong việc gìn giữ các di sản. Ví dụ : văn hóa đặc đặc sắc của các dân tộc thiểu số dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Hay các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu đất nung như di tích Mỹ Sơn – Quảng Nam khó bảo tồn nguyên vẹn do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu bảo tồn di sản bền vững ngày càng cấp thiết hơn.

Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm ổn định cho địa phương cũng như rất nhiều các bên liên quan. Việc thực hiện kinh doanh du lịch đa dạng sẽ không được phép phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế mà có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng cũng như cho chính các doanh nghiệp tổ chức.

Có thể thấy phát triển du lịch bền vững mang lại nhiều lợi ích lớn như góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu tại chỗ); tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương; góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địa phương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí), …

Hình dưới đây cho thấy ngành du lịch tại 10 quốc gia có tỷ lệ đóng góp vào GDP cao nhất năm 2019, lên tới gần 10 % đối với Mỹ và hơn 8% với% với Trung Quốc – những nước hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững.(2)

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Việt Nam cũng ngày càng tăng, từ 6,3% năm 2015 lên 9,2% vào 2019.(1)

Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương khác. Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông… nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Tóm lại, du lịch bền vững là một quá trình liên tục đòi hỏi phải theo dõi liên tục các tác động của nó, nhằm đáp ứng hài hòa cả 3 tiêu chí :

Nguồn tham khảo: (1) Vietnamtourism. 2020 Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội (2) Visualcapitalist. 2020 Visualizing the Countries Most Reliant on Tourism (3) Booking.com Báo cáo Thường niên về Du lịch Bền vững

Nổi lên như những nhân tố thay đổi cuộc chơi trong ngành du lịch, thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (VR/AR) có thể mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời, giúp họ khám phá các địa điểm trước khi thực sự đặt chân đến. Theo báo cáo của Greenlight Insights, thị trường VR/AR trong ngành du lịch dự kiến sẽ đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2023.

Tiến sĩ Ribeiro tóm tắt: “Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như thiết bị di động, AI và VR/AR có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách ngày nay”.

Ông Varun Grover, Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam và Nam Thái Lan của Booking.com, cho biết: “Thúc đẩy tương lai du lịch thông qua công nghệ và sáng tạo đòi hỏi một cách tiếp cận ba hướng: cam kết kiên định đối với du lịch bền vững, tầm nhìn xa về các chuyến đi có tính kết nối, và liên tục theo đuổi quy trình đặt phòng dễ dàng và an toàn hơn”.

“Tại Booking.com, chúng tôi củng cố tương lai của ngành du lịch thông qua việc tích hợp tính bền vững vào đổi mới. Một ví dụ là Chương trình du lịch bền vững của chúng tôi - biện pháp đáng tin cậy với quy mô toàn cầu nhằm cung cấp thông tin cho du khách mong muốn đưa ra những lựa chọn du lịch bền vững hơn. Hiện chúng tôi có hơn 500.000 cơ sở lưu trú trên toàn cầu được công nhận vì những nỗ lực phát triển bền vững và được gắn huy hiệu Du lịch bền vững, trong đó có hơn 5.000 nơi tại Việt Nam”.

“Bằng cách đầu tư vào công nghệ giúp loại bỏ những rắc rối khi đi du lịch, chúng tôi kết nối một cách liền mạch hàng triệu khách du lịch với những trải nghiệm đáng nhớ, nhiều lựa chọn phương tiện đi lại và chỗ ở tuyệt vời - từ nhà riêng đến khách sạn, căn hộ đến biệt thự, v.v.”, ông nói.

Theo Tiến sĩ Ong, trong tương lai, việc phát triển đội ngũ quản lý cấp cao có quy mô là điều cần thiết cho sự thành công của ngành du lịch Việt Nam.

“Điều cốt lõi để phát triển thế hệ quản lý cấp cao tiếp theo trong lĩnh vực du lịch và khách sạn là bằng cấp chuyên ngành. Đại học RMIT Việt Nam cung cấp nền tảng cho điều này thông qua chương trình Quản trị du lịch và khách sạn, nơi các nhà lãnh đạo tương lai có thể tiếp nhận nền giáo dục toàn diện”, Tiến sĩ Ong cho biết.

Bà Thu cũng nhấn mạnh: “Sinh viên, cụ thể ở đây là sinh viên RMIT, đóng vai trò tương lai của ngành khách sạn. Tăng cường mối liên kết thông qua các chuyến tham quan khách sạn hấp dẫn sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. Với sự cống hiến chung, chúng ta đang xây dựng một thế giới bền vững, nơi giáo dục kết hợp với hành động”.