Nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vẫn khá lúng túng trong việc xác định hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh thuộc nhóm nào, có được giảm thuế không?
Cơ sở cung ứng dịch vụ gia công cơ khí nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào ra sao?
Cơ sở cung ứng dịch vụ gia công cơ khí nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) như sau:
Dịch vụ gia công cơ khí có được giảm thuế GTGT xuống 8% không? Điều kiện để giảm thuế GTGT xuống 8%?
Căn cứ theo Công văn 55522/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP như sau:
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì dịch vụ gia công cơ khí có thể được giảm thuế GTGT xuống 8% theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP kể từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 nếu như:
Dịch vụ gia công cơ khí đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Dịch vụ gia công cơ khí có được giảm thuế GTGT xuống 8% không? Điều kiện để giảm thuế GTGT xuống 8%? (Hình từ Internet)
Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT xuống 8%
Nhằm cụ thể hóa các nội dung Chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ngày 28/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, sẽ áp dụng giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
1. Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP;
2. Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP;
3. Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP;
4. Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1, Nghị định 15 được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 15/2022/NĐ-CP tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Lưu ý: Trường hợp hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định giảm thuế giá trị gia tăng được nêu ở trên.
Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023, từ 01/7/2023, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chính thức thực hiện chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, nhóm mặt hàng nào được giảm thuế và không giảm thuế? Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh căn cứ theo danh mục mặt hàng theo Nghị định 44 để áp dụng chính sách giảm thuế đúng quy định.
Mặt hàng được giảm thuế và không được giảm thuế theo Nghị định 44.
Thời điểm xác định thuế suất GTGT
Một vấn đề quan trọng khác mà cơ sở kinh doanh cần lưu ý khi xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không là thời điểm xác định thuế GTGT. Cụ thể, theo Điều 8, Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT 1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông. 3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền. 4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. 5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.” Trên đây là hướng dẫn cách xác định nhóm mặt hàng giảm thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Căn cứ theo mã sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, mã số HS, cơ sở kinh doanh có thể xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế GTGT hay không. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT theo mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh cần căn cứ vào mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và danh mục mã số HS đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu để thực hiện tra cứu, đối chiếu với 3 Phụ lục số I, II và III, Nghị định 44/2023/NĐ-CP để kiểm tra danh mục hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh có được giảm thuế hay không. Nghĩa là trước tiên, cơ sở kinh doanh cần xác định được tên và mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ đó. Có 2 cách để xác định như sau: - Cách 1: Trường hợp cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì có thể tra cứu danh mục mã ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dựa vào mã ngành nghề kinh doanh này, cơ sở kinh doanh xác định hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế hay không. - Cách 2: Trường hợp cơ sở kinh doanh đang kinh doanh các ngành nghề chưa được đăng ký kinh doanh thì thực hiện liệt kê các sản phẩm thực tế đang kinh doanh. Căn cứ theo mã ngành nghề nêu trên, cơ sở kinh doanh tìm mã sản phẩm tương ứng theo Quyết định 43/2018/QĐ-TTg, sau đó đối chiếu với Phụ lục I, Nghị định 44/2023/NĐ-CP theo cột từ Cấp 1 đến Cấp 7: + Nếu mã ngành nằm trong danh sách các ngành không được giảm thuế GTGT thì sẽ xuất hóa đơn với thuế suất không được giảm là 10%. + Nếu mã ngành không nằm trong danh sách không được giảm thuế thì sẽ xuất hóa đơn với mức thuế suất được giảm là 8%. Lưu ý: - Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP chính là một phần nội dung của Phụ lục Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam tại Quyết định 43/2018/QĐ-TTg theo 7 cấp từ Cấp 1 đến Cấp 7. - Doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã cấp 4 căn cứ theo Hệ thống ngành nghề Kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. - Ngoài dựa vào mã ngành cấp 4, cơ sở kinh doanh cần xác định thực tế kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nào và tra cứu mã sản phẩm/mã HS của hàng hóa, dịch vụ sau đó căn cứ vào Phụ lục của Nghị định 44/2023/NĐ-CP để xác định xem hàng hóa, dịch vụ có thuộc danh mục giảm thuế GTGT không.
Xác định hàng hóa được giảm thuế theo mã hàng hóa.