Các Ngành Của Học Viện Hải Quân

Các Ngành Của Học Viện Hải Quân

Học viện Hải quân (HQH) là một học viện quân sự trực thuộc quân chủng Hải quân của Bộ Quốc phòng chuyên đào tạo sĩ quan chỉ huy hải quân & cảnh sát biển cấp phân đội và chỉ huy tham mưu hải quân & cảnh sát biển cấp chiến thuật - chiến dịch trình độ đại học quân sự, sau đại học.

Học viên trên Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Học viện Hải quân thực hành thao tác kéo buồm. Ảnh: qdnd.vn

Quy định về xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của Học viện Hải quân:

- Sau khi có kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển vào học viện được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh trong nhóm các trường gồm: Học viện Hậu cần, Học viện Phòng không-Không quân (hệ chỉ huy tham mưu), Học viện Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

- Trong xét tuyển đợt 1, học viện chỉ xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường theo đúng tổ hợp xét tuyển của trường.

- Thực hiện một điểm chuẩn chung giữa tổ hợp xét tuyển A00 và tổ hợp xét tuyển A01.

- Điểm trúng tuyển: Theo chỉ tiêu của khu vực phía Nam, phía Bắc.

- Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh Quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

- Năm 2024, Học viện Hải quân tuyển 20 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài.

Học viện Hải quân có trụ sở tại phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 069.754.636, 0258.388.1425; email: [email protected]; website: http://www.hocvienhaiquan.edu.vn.

Học viện Hải quân tiền thân là Trường Huấn luyện bờ biển, được thành lập ngày 26-4-1955. Trong quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành, trường đã có sự phát triển không ngừng. Tháng 7-1967 trường được đổi tên thành Trường Sĩ quan Hải quân. Tháng 4-1993 được nâng cấp thành Học viện Hải quân. Hiện nay, Học viện Hải quân được giao nhiệm vụ đào tạo các bậc học: Tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và các loại hình đào tạo, bổ túc cán bộ theo chức vụ cho Quân đội và Quân chủng Hải quân. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ giúp Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Trong thời kỳ đổi mới, Học viện Hải quân đã tập trung xây dựng trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín của Quân chủng Hải quân, Quân đội và hệ thống giáo dục quốc gia.

Hơn 60 năm qua, Học viện Hải quân đã đào tạo cho Quân chủng Hải quân, Quân đội hàng vạn cán bộ, sĩ quan, nhân viên kỹ thuật. Học viên được đào tạo từ Học viện đã trở thành lực lượng nòng cốt của Quân chủng Hải quân, đóng góp to lớn vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến cứu nước trước đây và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc hiện nay. Nhiều học viên được đào tạo tại Học viện đã trở thành các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Quân đội; trở thành các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài Quân đội.

Học viện Hải quân đã được tặng thưởng những danh hiệu, phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Quân công hạng Nhất; 2 Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất; 2 Huân chương Chiến công hạng Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba...

Học viện Hải quân có đội ngũ cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Hiện nay, 100% giảng viên của Học viện có trình độ đại học, trong đó có trên 80% có trình độ sau đại học với 2 giáo sư, 9 phó giáo sư, 2 Nhà giáo Nhân dân, 10 Nhà giáo Ưu tú.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Nhà trường Quân đội xem các tin, bài liên quan.

Mã trường: HQTĐịa chỉ: 69 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: (04) 8343550 - 8344540Website: http://www.iir.edu.vn/

Gian hàng của Học viện Quan hệ quốc tế tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2008 do Bộ GD-ĐT phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 16-3 luôn thu hút sự chú ý của nhiều phụ huynh, học sinh thăm quan

Học viện tuyển sinh trong cả nước. Ngành cử nhân tiếng Anh (751) và ngành cử nhân tiếng Pháp (753) nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ; các ngành còn lại không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển theo ngành học.

Mục tiêu, chương trình đào tạo từng ngành cụ thể như sau:

1. Ngành Cử nhân Quan hệ quốc tế (mã ngành 701, khối D1-D3)

Chương trình cử nhân quan hệ quốc tế được thiết kế theo mô hình ngành chính, ngành phụ. Ngành chính quan hệ quốc tế nhằm đào tạo cán bộ có kiến thức chuyên sâu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, có kỹ năng phân tích các vấn đề quốc tế một cách khoa học. Ngành phụ ngoại ngữ giúp sinh viên sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung).

Ngành cử nhân quan hệ quốc tế có hai chuyên ngành là an ninh quốc tế và khu vực học. Chuyên ngành an ninh quốc tế học tổng quan về an ninh quốc tế, xung đột và quản lý xung đột sau chiến tranh lạnh, các cơ chế hợp tác an ninh đương đại, an ninh châu Á - Thái Bình Dương, chiến lược an ninh quốc phòng của Việt Nam. Chuyên ngành khu vực học nghiên cứu Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, EU, Nga, Ấn Độ...

Cử nhân quan hệ quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các bộ, ban, ngành ở trung ương hoặc địa phương; công tác nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các cơ quan nghiên cứu hoặc cơ sở đào tạo; các tổ chức xã hội và doanh nghiệp, các cơ quan thông tin, truyền thông, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ…

2. Ngành Cử nhân tiếng Anh (mã ngành 751, khối D1) Ngành Cử nhân tiếng Pháp (mã ngành 753, khối D3)

Chương trình cử nhân tiếng Anh/ tiếng Pháp - quan hệ quốc tế được thiết kế theo mô hình ngành chính - phụ. Ngành chính tiếng Anh/ tiếng Pháp trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức ngôn ngữ, văn hóa - văn học, kiến thức tiếng và kiến thức chuyên ngành tiếng Anh/ tiếng Pháp quan hệ Quốc tế. Ngành phụ quan hệ quốc tế cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ sở và kiến thức chung của ngành quan hệ quốc tế.

Các cử nhân tiếng Anh/ tiếng Pháp - quan hệ quốc tế có thể đảm nhận các vị trí phiên dịch, biên dịch, biên tập, nghiên cứu, giảng dạy… tại các đơn vị của Bộ Ngoại giao, các Sở Ngoại vụ, các bộ phận đối ngoại của các cơ quan, bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp, các trường đại học, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình...

3. Ngành Cử nhân Kinh tế quốc tế (mã ngành 401, khối A)

Chương trình cử nhân kinh tế quốc tế được thiết kế theo mô hình ngành chính - phụ. Ngành chính kinh tế quốc tế trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức về kinh tế quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Ngành phụ ngoại ngữ giúp sinh viên sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Những vị trí mà các cử nhân kinh tế quốc tế có thể đảm nhận rất đa dạng, bao gồm: vị trí cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách hoặc tác nghiệp thực tế tại các bộ phận phụ trách kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng, tổ chức quốc tế, cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan nghiên cứu, trường đại học... (Ngành mới tuyển sinh năm 2008)

4. Ngành Cử nhân Luật quốc tế (mã ngành 501, khối D1)

Chương trình cử nhân luật quốc tế được thiết kế theo mô hình ngành chính, ngành phụ. Ngành chính luật quốc tế gồm: khối kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam, khối kiến thức hệ thống về pháp luật quốc tế và khối kiến thức bổ trợ về quan hệ quốc tế. Ngành phụ ngoại ngữ giúp sinh viên sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Ngành này có hai chuyên ngành là công pháp quốc tế và luật kinh tế quốc tế. Chuyên ngành công pháp quốc tế học luật điều ước quốc tế, luật nhân quyền quốc tế, luật tổ chức quốc tế, luật biển quốc tế, luật môi trường quốc tế... Chuyên ngành luật kinh tế quốc tế học luật đầu tư quốc tế, luật WTO, luật sở hữu trí tuệ quốc tế, giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế...

Vị trí mà các cử nhân luật quốc tế có thể đảm nhận rất đa dạng, bao gồm: các bộ phận về luật pháp quốc tế, hợp tác quốc tế, hoặc luật pháp nói chung của các bộ, ngành hoặc các doanh nghiệp; các cơ quan thông tin đại chúng trong và ngoài nước; các trường đại học, viện nghiên cứu; các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; các công ty luật, thương mại, dịch vụ quốc tế… (Ngành mới tuyển sinh năm 2008)

Học viện Quan hệ quốc tế là nơi duy nhất trong cả nước đào tạo thạc sĩ quan hệ quốc tế. Chương trình cung cấp những kiến thức chuyên sâu và thực tế về quan hệ quốc tế, do đội ngũ giảng viên có thâm niên trong nghiên cứu và công tác đối ngoại giảng dạy.

Nội dung đào tạo bao gồm các môn: ngoại ngữ, lý luận quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại, các vấn đề toàn cầu, phương pháp nghiên cứu khoa học, ngoại giao hiện đại, các môn cơ sở ngành lịch sử triết học, chính trị học, lịch sử văn minh và tiến bộ xã hội, lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại, luật quốc tế.

Điều kiện tuyển sinh: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành quan hệ quốc tế loại khá trở lên, hoặc có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc. Đối với thí sinh tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khác gần với quan hệ quốc tế như ngoại thương, luật... phải học chuyển đối ba tháng.

Môn thi: ngoại ngữ, quan hệ quốc tế (bao gồm chính sách đối ngoại và lịch sử quan hệ quốc tế) và triết học.