Kỹ Năng Nhận Thức Tư Duy

Kỹ Năng Nhận Thức Tư Duy

Tư duy phản biện hay còn được biết đến là Critical Thinking là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết, giả định từ đó hình thành cách suy nghĩ, đưa ra quan điểm khi đứng trước vấn đề nào đó. Nói cách khác kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng đưa ra quan điểm về một vấn đề và chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, hợp lý có tính nhất quán và logic. Đồng thời phản bác những ý kiến trái ngược với quan điểm trên.

Các cấp độ critical thinking

Tư duy phản biện được chia thành 6 cấp độ từ cao đến thấp. Ở mỗi một cấp độ sẽ có sự khác nhau và cung cấp cho bạn các kỹ năng cần thiết hơn trong cuộc sống.

Việc không nói rõ nội dung sẽ khiến các cuộc họp, trao đổi mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề gì cả. Do đó, cấp độ 1 của tư duy phản biện Critical Thinking sẽ là nói rõ về một nội dung cụ thể để tránh mất thời gian cho người dùng cũng như trình bày đúng quan điểm, định hướng về vấn đề đó.

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm đó cũng cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe nắm được vấn đề, tránh mất thêm thời gian để giải thích. Ví dụ cụ thể về Critical Thinking là gì có thể theo cấu trúc bắt đầu như: Ý kiến của tôi về vấn đề này là............Hay em đưa ra lý do chính nhận định này gồm: ......

Việc tranh luận có thể bắt gặp nhiều ở các buổi thuyết trình, hùng biện. Tranh luận có thể nằm từ 2 hoặc nhiều phía phản bác với nhau về ý kiến đưa ra. Việc bạn cần làm khi gặp các câu hỏi phản bác này là đưa ra lập luận, bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình và tiếp thu ý kiến hay chắt lọc từ mọi người đưa ra nếu đúng.

Để cuộc tranh luận, hùng biện diễn ra tích cực, có tính xây dựng, tránh trở thành những cuộc ẩu đả, cãi vã thì bạn phải nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy về phản biện logic, nhất quán.

Việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện thường xuyên sẽ giúp bạn có tư duy logic trong việc nhận định, đánh giá một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hãy tập luyện và thực hành thường xuyên các công việc hay trong lớp học để nâng cao khả năng tư duy của mình.

Khi đạt đến cấp độ này, kỹ năng Critical Thinking đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự công bằng, chính trực và bền bỉ. Ở cấp độ này, tư duy phản biện đã tới độ thượng thừa và bạn có thể hoàn toàn tự tin về kỹ năng của mình.

Vai trò của tư duy phản biện trong cuộc sống

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nó dựa trên cơ sở suy nghĩ cấu trúc vốn có, kết hợp với các tiêu chuẩn logic và trí tuệ nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình quyết định.

Xem thêm: BÍ KÍP GIÚP CON PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO

Tư duy phản biện có thể chia thành 2 loại chính là tư duy phản biện tự điều chỉnh và tư duy phản biện ngoại cảnh.

là bạn có thể ý thức được và có những ý kiến chủ quan đánh giá đúng hoặc sau. Từ dó có thể tự cân bằng, điều chỉnh nội tâm của mình để phản bác, đánh giá lại những điều đó trong đầu. Sau đó, tự hoàn thiện và đưa ra kỹ năng phản biện hoàn chỉnh nhất.

Mỗi cá nhân sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến sẽ lệch nhau và lệch đi so với chân lý. Tư duy ngoại cảnh này sẽ hình thành để giải quyết các vấn đề đó theo trình tự 3 bước gồm:

Nhận thức: Nhận thức được vấn đề và điều khác biệt của vấn đề rồi tổng hợp ý kiến, quan điểm lại dựa trên quan điểm của mọi người xung quanh.

Đánh giá: Nhận thức rõ ràng về những điều trong ý kiến phản biện của người khác và của chính mình. Để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất.

Phản biện vấn đề: Dựa vào đánh giá, quan điểm phản biện lại các ý kiến sai lệch và đưa thông tin chính xác, có lập luận rõ ràng.

Giới thiệu sách Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện

Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề.

Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì mà ngày nay lại quan trọng đến thế?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay cuốn sách “Kỹ năng tư duy phản biện" để thấy được những phương pháp tư duy mới lạ của họ.

Ban đầu có thể bạn sẽ nghi ngờ những gì được đề cập trong cuốn sách, nhưng bằng kinh nghiệm của chính mình tác giả cuốn sách Kanagawa Akinori sẽ giúp bạn có các kỹ năng tư duy phản biện tốt nhất:

Sách Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện của tác giả Kanagawa Akinori, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

Cùng Clevai Math sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tư duy phản biện và các kỹ năng biện pháp rèn luyện Critical Thinking này hiệu quả ở bài viết sau.

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết của con người. Bạn có thể áp dụng nó vào cả môi trường giáo dục, làm việc và đời sống hàng ngày. Kỹ năng tư duy phản biện Critical Thinking này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng mềm khác. Bài viết này, Clevai Math sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tư duy phản biện và các kỹ năng biện pháp rèn luyện Critical Thinking này hiệu quả.

Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện

Mỗi người sẽ có những khả năng nhìn nhận, phân tích và tổng hợp kiến thức khác nhau để từ đó đưa ra các phản biện khác nhau. Để có thể rèn luyện cho mình kỹ năng tư duy phản diện, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Phản biện không hẳn là tranh luận hiệu quả, bạn sẽ không thể tranh luận nếu thiếu các kiến thức về vấn đề đang nhắc đến. Vì vậy, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức cho mình bằng cách rèn luyện những câu hỏi trắc nghiệm, tư duy phản biện hay các câu hỏi IQ để nâng cao cho mình kỹ năng cần thiết.

Critical Thinking là gì và làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện bằng kiến thức về tư duy không có nghĩa là bạn cứ nằng nặc bảo vệ ý kiến của mình bất kể đúng hay sai. Hãy nhìn vào sự thật, nếu là một người khách quan biết đâu là đúng đâu là sai để tiếp thu và hoàn thiện mình mỗi ngày.

Nếu không rõ nội dung hay ý kiến đó bạn hãy hỏi, đừng giấu dốt, không dám thể hiện quan điểm của mình. Hãy không ngừng thắc mắc để tìm cho mình các thông tin hữu ích và bổ ích về một vấn đề nào đó.

Hy vọng với những chia sẻ của Clevai Math về tư duy phản biện là gì? cũng như tầm quan trọng của chúng trong đời sống và công việc. Hãy luôn luôn trau dồi, rèn luyện kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thiện bản thân tốt hơn. Clevai Math – Toán tư duy nơi giúp bạn rèn luyện cho mình kiến thức và kinh nghiệm bổ ích hơn. Liên hệ ngay với Clevai Math để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Của Người Nhật

"Thông thường khi bắt tay vào làm một việc bất kì, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Tìm hiểu, lên kế hoạch kỹ càng trước hay hành động trước rồi trong quá trình làm thì bổ sung kiến thức sau?

Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật cung cấp cho bạn một phương pháp tư duy mới lạ. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghi ngờ những gì được đề cập tới, nhưng bằng kinh nghiệm của chính mình, tác giả Kanagawa Akinori sẽ giúp bạn:

• Đưa ra kết quả nhanh nhất với “suy nghĩ tinh ngược”

• Mở rộng khả năng tiếp nhận kiến thức vô hạn bằng suy nghĩ phép nhân

• Tạo thói quen đặt câu hỏi và có được tầm nhìn khách quan.

• Thay đổi quá trình tư duy của bản thân, từ đó tạo nên thành công đột phá trong công việc và cuộc sống."

Một cuốn sách rất thú vị của Kanagawa Akinori. Tuần này dù đọc hai cuốn sách về tư duy phản biện nhưng mỗi cuốn sách lại mang tới cho mình những góc nhìn mới mẻ và hấp dẫn. Đặc biệt là cuốn sách này – kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật. Cuốn sách mang tới cho ta một cách tiếp cận mới mẻ, đi từ output (đầu ra) chứ không phải input (đầu vào). Tại sao cách tiếp cận này lại hiệu quả? Nó mang tới cho ta những bài học giá trị nào và ta có thể ứng dụng nó vào cuộc sống của bản thân ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Nhờ cách tiếp cận từ output tác giả đã cho ra đời được 24 cuốn sách trong vòng 2 năm. Mình có biết tới hiệu suất làm việc vô cùng xuất sắc của người Nhật nhưng mỗi khi được tiếp cận với những tấm gương điển hình mình vẫn không khỏi thán phục trước sự hết lòng và tận hiến của họ. Tác giả lựa chọn cách tiếp cận đi output là bởi ba lý do quan trọng.

Thứ nhất , vì nó tạo ra kết quả nhanh, nếu input khiến ta chần chừ, trì hoãn thì output khiến ta hành động ngay lập tức. Và chính hành động này giúp ta tự tin hơn vào bản thân bởi kết quả mà ta đã tạo ra.

Thứ hai, vì nó có sự phản hồi kịp thời. Thay vì chuẩn bị quá lâu, chờ gần tới hạn ta mới bắt đầu hành động thì output khiến ta hành động ngay lập tức. Bởi hành động sớm nên ta sẽ có được sự phản hồi sớm, vì phản hồi sớm nên ta dễ dàng sửa lại quy trình nếu nó đi sai hướng.

Cuối cùng vì nó giúp ta tập trung vào thực hành. Chỉ có thực hành mới giúp ta tạo ra kết quả thực tế. Đây là lý do vì sao có người đọc vài chục cuốn sách một năm nhưng kết quả thu được lại không bằng người đọc vài cuốn sách một năm. Tất cả nằm ở khâu thực hành mà mình sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.

Chắc bạn vẫn còn nhớ nguyên tắc 10.000 giờ. Nguyên tắc này nói rằng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, ta cần tối thiểu 10.000 giờ thực hành.

Tuy nhiên 10.000 giờ này phải là 10.000 giờ output chứ không phải input. Chẳng hạn nếu ta chỉ đọc, xem và nghe mà không viết, nói thì kết quả là zeroinput (bằng 0). Đó chính là sự khác biệt. Ngược lại càng thực hành (output) nhiều thì kỹ năng sẽ càng vượt trội. Đây mới là số lượng thời gian tính vào 10.000 giờ. Vậy nên khi có một lượng input nhỏ hãy output ngay lập tức.

Bài học số 2: đọc sách đơn thuần bằng zeroput.

Đó là lý do mình yêu cầu các thành viên của cộng đồng Nghiện Học phải sơ đồ hoá, phải viết ra bài học bằng ngôn ngữ của bản thân dù một ngày chỉ đọc được 5 hay 10 trang sách. Bởi đó là cách giúp ta tạo ra kết quả nhanh chóng nhất, biến những kiến thức của người khác thành của mình, nâng tầm tư duy đồng thời cải thiện kỹ năng truyền đạt của bản thân. Mình luôn cảm thấy mình rất may mắn, dù chưa đọc tên được phương pháp như tác giả, nhưng cách mình áp dụng lâu nay lại trùng khớp với điều mà ông chia sẻ. Chính nhờ nó mình mới từng bước tiến gần tới phiên bản bản thân mong muốn.

Trong đó P là plan (lên kế hoạch), D là do (triển trai kế hoạch), C là check (kiểm tra) và A là action ( hành động). Quy trình này giúp ta lên kế hoạch chi tiết, bài bản nhưng vô tình khiến ta mất quá nhiều thời và trì hoãn hành động. Ngược lại quy trình iOIF lại giúp ta hành động ngay lập tức, tiết kiệm rất nhiều thời gian mà thu được kết quả luôn. Lý do vì khi đã có i (small input) biết một lượng nhỏ thông tin đầu vào, ta tiến hành hành động ngay thông qua O (Output). Khi hành động ta mới thấy phần mình đang làm bị thiếu ở đâu, khi ấy ta tiếp tục với I (Input) sẽ hỗ trợ và giúp ta hoàn tất được công việc. Khi kết quả ban đầu được hoàn thành ta sẽ xem xét lại thành quả bằng F (feedback). Lặp lại quy trình trên thì thành quả sẽ ngày càng được hoàn thiện theo cấp số nhân.

Ứng dụng đầu tiên là trong việc truyền đạt (nói và viết). Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc truyền đạt thế nhưng ít ai dành thời gian để đo lường xem kỹ năng truyền đạt của mình tới đâu. Muốn biết kỹ năng truyền đạt của bản thân có tốt hay không thì ta cần biết được bốn cấp độ của kỹ năng này.

Cấp độ 1: truyền đạt (chia sẻ lại câu chuyện của bản thân tới đối phương)

Cấp độ 2: được truyền đạt (đối phương nắm được nội dung của câu chuyện mà đã ta chia sẻ)

Cấp độ 3: tác động tới tinh thần (chạm tới cảm xúc, trái tim của đối phương).

Cấp độ 4: tác động tới hành động (khiến cho đối phương làm ngay một việc gì đó).

Kỹ năng truyền đạt (nói và viết) tốt phải đạt được cấp độ số 4, khiến người nghe ra quyết định và hành động ngay lập tức. Phương thức này ta có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ công việc, các mối quan hệ cho đến việc kết nối với chồng hay đồng hành cùng bé con. Để có thể rèn luyện kỹ năn truyền đạt ta có thể ứng dụng hai phương thức là 2W1H và quy tắc 20/80 trong bài chia sẻ. 2W1H chính là WHY (tại sao?), WHAT (điều gì?) và HOW (làm thế nào?). Còn quy tắc 20/80 là 20% trừu tượng, 80% là cụ thể.

Có một cách cực kì hiệu quả để ta có thể phát triển mạnh mẽ kỹ năng truyền đạt của bản thân đó là dạy lại cho người khác. Đây cũng là cách mình áp dụng từ thời sinh viên cho tới tận bây giờ. Phương pháp này đúng kiểu 10 điểm không có nhưng. Bản thân mình khi học được điều gì hay thường chia sẻ cho các học viên, cho bạn bè thân thiết, cho chồng, đặc biệt là cho bé con. Nhờ việc diễn đạt cho bé con liên tục nhiều năm trời đã khiến cho kỹ năng truyền đạt của mình phát triển mạnh mẽ, bởi nếu con gái của mình hiểu thì ai ai cũng sẽ hiểu. Phương pháp này có lợi đôi đường, bố mẹ thì phát triển kỹ năng truyền đạt, xây nền kiến thức còn con thì được tiếp nhận những bài học ý nghĩa từ bố mẹ. Output của bố mẹ nhưng lại là input của con.

Cuối cùng là trong việc đầu tư. Phi vụ đầu tư sinh lời nhiều nhất chính là đầu tư vào bản thân. Tuy nhiên nó cần được làm một cách nghiêm túc và bài bản. Bởi như mình nói quan trọng của 10.000 giờ phải là 10.000 output chứ không phải 10.000 input. Cách đầu tư vào bản thân hiệu quả nhất đó chính là bắt chước những người hạng nhất. Họ là người vừa dạy nhưng đồng thời vừa liên tục học tập để tự nâng cấp năng lực của bản thân. Tiếp theo là họ vẫn đang làm việc và đang tạo ra kết quả liên tục. Nếu muốn đầu tư cho bản thân một cách nghiêm túc hãy làm như họ.

Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn tiếp cận thêm được một phương thức tư duy mới. Tư duy từ đầu ra chứ không phải đầu vào. Phương pháp này dù hôm nay mới gọi được tên của nó nhưng bản thân mình đã áp dụng nó từ rất lâu rồi. Nhờ cách làm này mà mình mới có được hôm nay, thế nên mình mong các bạn hãy áp dụng nó và nhanh chóng tạo ra kết quả của riêng mình bạn nhé!